Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là gì, vuốt chạm có nhanh, chơi game có nhạy hơn?
Danh mục sản phẩm

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là gì, vuốt chạm có nhanh, chơi game có nhạy hơn?

Huy Bùi Ngày đăng: 10/21/2020Lượt xem: 16456

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là khái niệm cũ nhưng vẫn chưa có quá nhiều người dùng thật sự hiểu về nó và công dụng của nó. Bài viết này Viettablet sẽ giải mã tất tần tật về tốc độ lấy mẫu và công dụng với điện thoại của bạn.

Có khá nhiều người nhầm lẫn tốc độ lấy mẫu cảm ứng với tần số quét màn hình và công dụng của nó. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và có công dụng khác nhau cho chiếc điện thoại của bạn.

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng điện thoại là gì

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là gì?

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là số lần cảm ứng của màn hình được đếm trong 1 giây. Trên mỗi màn hình điện thoại hay máy tính bảng đều có 1 ma trận cảm ứng điện với nhiều sợi ngang, dọc để cảm nhận vị trí bút hay ngón tay của bạn lướt trên màn hình.

Theo đó ma trận này sẽ cảm nhận vị trí và lực tác động để hoạt động theo lệnh được giao. Ví dụ như khi bạn thiết lập màn hình động và lướt tay trên màn hình. Khi này màn hình sẽ cảm nhận từ điểm A đến điểm B với số điểm cảm ứng là 60, 90, 120, hay 180 lần để di chuyển các tia nước, bong bóng..

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng có thể dao động từ 30Hz - 240Hz tùy theo điện thoại và tần số quét mà nhà sản xuất cấp cho máy. Theo đó 1 chiếc điện thoại có tốc độ lấy mẫu là 60Hz thì màn hình điện thoại đó có thể nhận 60 lần nhấn vào màn hình trong 1 giây.

Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là gì

Các tính tốc độ cảm ứng của 1 màn hình khá phức tạp để trả lại vị trí cảm ứng của bạn

Vậy phải mất bao lâu để màn hình nhận lệnh nếu bạn chạm vượt quá số lần đó? Theo các thông số được phát hành thì màn hình 60Hz có chu kỳ 16,6ms khi chạm. Đây là tốc độ ổn để bạn không nhận ra độ trễ quá lâu khi sử dụng các tính năng của điện thoại.

Nên ở các màn hình có tốc độ lấy mẫu 30Hz thường sẽ làm người dùng nhận thấy rõ độ trễ và phải chờ đợi cho 1 lần nhấn. Ngược lại nếu bạn được sử dụng 1 chiếc máy có tốc độ lấy mẫu cảm ứng từ 240Hz trở lên, chu kỳ chạm chỉ còn khoảng 4,16ms cho 1 lần chạm mà thôi.

Công dụng của tốc độ lấy mẫu cảm ứng khi chơi game

Về cơ bản thì tốc độ này không có quá nhiều khác biệt khi đọc báo, lướt web hay xem phim. Thế nhưng tốc độ lấy mẫu này sẽ mang lại độ chính xác và mượt mà khi chơi game nhập vai hay chạy bo.

công dụng của tốc độ lấy mẫu cảm ứng khi chơi game

Theo đó khi bạn lướt game trên màn hình thì màn hình có tốc độ lấy mẫu cao hơn sẽ có khả năng nhận ngón tay trên màn hình tốt hơn. Từ đó màn hình sẽ có thể phát hiện vị trí ngón tay chính xác hơn cho các pha chuyển động trên game nhịp nhàng và nhanh nhẹn hơn.

Ví dụ như điện thoại Xiaomi Mi 10 Ultra có tốc độ lấy mẫu màn hình lên đến 180Hz còn iPhone 11iPhone 11 Pro Max chỉ có 120Hz. Theo đó Xiaomi sẽ có khả năng nhận dạng điểm cao hơn điện thoại iPhone 60 điểm trong 1 giây.

Chính vì vậy khả năng nhắm và di chuyển trên game của màn hình có tốc độ lấy mẫu cảm ứng lớn sẽ nhanh và chính xác hơn so với các màn hình có tốc độ lấy mẫu thấp. Đây là tính năng và các game thủ của Call of Duty, PUBG, Liên Quân hay Fornite chắc chắn rất yêu thích rồi.

Theo bạn tốc độ lấy mẫu cảm ứng bao nhiêu sẽ cho trải nghiệm điện thoại tốt hơn? Liệu tốc độ này càng cao thì máy sẽ hoạt động tốt hơn không? Để lại bình luận bên dưới về cảm nghĩ của bạn nhé!

>>>> Đừng bỏ lỡ:

​​​​​​​Viettablet.com

Bình luận về Tốc độ lấy mẫu cảm ứng là gì, vuốt chạm có nhanh, chơi game có nhạy hơn?

Zalo Button