ROM điện thoại là gì? Công dụng và có nên up ROM cho smartphone Android?
Danh mục sản phẩm

ROM điện thoại là gì? Công dụng và có nên up ROM cho smartphone Android?

Huy Bùi Ngày đăng: 11/30/2020Lượt xem: 10281

ROM điện thoại là gì? và có nên up ROM cho smartphone Android? là những câu hỏi được khá nhiều người dùng quan tâm, đặc biệt với người dùng Android cũ. Cùng Viettablet tìm hiểu ngay.

ROM điện thoại và up ROM smartphone là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các hội nhóm người dùng điện thoại Android. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ ý nghĩa và công dụng của ROM điện thoại chưa?

ROM điện thoại là gì, có nên up ROM cho smartphone Android

ROM điện thoại là gì?

ROM điện thoại là một không gian lưu trữ hệ điều hành cho điện thoại, máy tính bảng điện tử của bạn. Nói cách khác, ROM là bộ nhớ chỉ đọc được các nhà sản xuất khóa và cấm ghi đè dưới mọi hình thức.

Thay vào đó phần ROM điện thoại này sẽ được cập nhật và thay đổi thông qua các phiên cập nhật nội bộ của nhà sản xuất. Thế nên có thể xem ROM là phiên bản hệ điều hành của mọi smartphone.

up rom android

Bên cạnh đó ROM điện thoại có 2 loại là ROM gốc (ROM stock) và ROM tùy biến (ROM cook). Cả 2 ROM này đều có ưu và nhược điểm riêng và được sử dụng dưới dạng:

  • ROM stock được phát hành cùng với máy, được cài đặt sẵn trong máy.
  • ROM cook được cài đặt sau khi Active máy, được bên thứ 3 phát triển và tùy biến từ ROM stock của nhà sản xuất.

Theo đó ROM stock có của Android có thể không được cập nhật sau 2 – 3 năm sử dụng và gặp nhiều hạn chế như giật , lag và không được sử dụng 1 số chức năng. Còn ROM tùy biến là ROM được phát triển linh hoạt dựa trên bản ROM gốc của Google, nhược điểm là dễ bị lỗi.

Vậy up ROM cho smartphone Android là gì?

cách up rom

Up ROM là cách tác động trực tiếp vào hệ điều hành gốc để thay đổi hệ điều hành của điện thoại sang phiên bản hệ điều hành khác. Các thao tác này khá đơn giản nhưng dễ nhầm lẫn gây hại cho điện thoại của bạn.

Vậy có nên up ROM cho smartphone Android không? Việc up ROM này yêu cầu bạn phải rành sử dụng máy tính bàn hoặc laptop để cập nhật dễ dàng hơn.

Thế nên bạn không rành công nghệ hoặc mới vọc vạch up ROM thì nên tìm hiểu kỹ hoặc đưa máy đến các cửa hàng điện thoại mà up ROM nhé!

Công dụng của up ROM cho Smartphone Android là gì?

Mặc dù up ROM dễ gặp lỗi và phải test cho từng máy, nhiều người dùng vẫn lựa chọn up ROM vì những công dụng sau:

  • ROM cook sẽ cho người dùng sử dụng smartphone cũ, hệ điều hành đã hết hỗ trợ trải nghiệm điện thoại nhẹ nhàng, ổn định hơn so với ROM stock của máy.
  • Up ROM cho phép người dùng can thiệp xóa hoặc thêm các ứng dụng mặc định của hệ điều hành dễ dàng hơn. Từ đó giúp cho smartphone mở rộng và tiết kiệm bộ nhớ hơn.
  • Bản ROM mới khi tương thích với máy sẽ cho người dùng trải nghiệm mượt mà và giúp máy hoạt động lâu hơn, tối ưu hóa pin tốt hơn.

công dụng của up rom android

Ngược lại, nếu một bảnn ROM bị up hỏng, điện thoại của bạn sẽ gặp 1 số sự cố ngoài ý muốn. Có nên up ROM cho smartphone Android không?

Nếu bạn vô tình làm hỏng 1 bước trong quá trình up ROM, ROM điện thoại lúc này không bị rỗng và máy sẽ bị treo. Chính vì vậy khi up ROM không ít người dùng “mất cả chì lẫn chài” khi smartphone bất ngờ hóa cục gạch.

Vậy có nên up ROM cho smartphone Android?

Trên thực tế việc up ROM không quá phức tạp và trên mạng có rất nhiều tài liệu cũng như diễn đàn để hỗ trợ anh em trong việc up ROM điện thoại. Bên cạnh đó điện thoại xách tay đang là những chiếc điện thoại HOT được nhiều người dùng Việt lựa chọn vì giá rẻ hơn và chất lượng tương tự hoặc tốt hơn.

có nên up rom cho smartphone android không

Do đó việc up ROM cho 1 chiếc điện thoại là khá đơn giản và dễ dàng hơn. Ngược lại, nhiều dòng điện thoại xách tay hiện đã được Việt hóa ROM để người dùng sử dụng dễ dàng hơn, mà vẫn nhận được các bản cập nhật phần mềm nội bộ.

Nếu bạn muốn thay đổi hệ điều hành hay có bất kỳ điều chỉnh nào thì hãy để cửa hàng bán tùy chỉnh lại cho bạn.

>>>> Đừng bỏ lỡ:

Viettablet.com

Bình luận về ROM điện thoại là gì? Công dụng và có nên up ROM cho smartphone Android?

Zalo Button